Điểm qua các công nghệ tháo phá dỡ công trình ở Việt Nam và Thế Giới
Tháo phá dỡ công trình thủ công
Công nghệ tháo dỡ thủ công là phương pháp truyền thống, sử dụng sức người kết hợp với các dụng cụ đơn giản như búa, đục, cưa, xà beng… để phá dỡ từng bộ phận của công trình. Quá trình này thường bắt đầu từ mái nhà, sau đó đến tường, sàn và cuối cùng là phần móng.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, không cần đầu tư nhiều cho trang thiết bị.
- Phương pháp tháo dỡ thủ công phù hợp với các công trình nhỏ, cấu trúc đơn giản.
- Có thể tháo dỡ có chọn lọc, tận dụng được vật liệu.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian và nhân công, có thể gây nguy hiểm cho người lao động.
- Khó kiểm soát tác động đến môi trường xung quanh.
- Không phù hợp với công trình lớn, phức tạp.
Công nghệ tháo phá dỡ công trình bằng phương tiện cơ giới
Công nghệ này sử dụng các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng như máy đào, máy ủi, máy xúc, xe tải, máy cắt bê tông, máy nghiền đá… để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả tháo dỡ. Các bộ phận công trình sẽ được phá hủy một cách có hệ thống và vật liệu được phân loại, vận chuyển đi dễ dàng hơn.
Ưu điểm:
- Tốc độ phá dỡ nhanh.
- An toàn hơn cho người lao động.
- Kiểm soát tốt quá trình phá dỡ nên phù hợp với nhiều loại công trình lớn nhỏ khác nhau.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư thiết bị cao
- Cần nhân công có kỹ thuật để vận hành và có thể gây hư hại cho các công trình lân cận nếu không cẩn thận.
- Có thể gây tiếng ồn, rung động lớn.
Công nghệ phá dỡ an toàn, hiệu quả Tecorep được phát minh bởi người Nhật
Người Nhật đã phát minh ra một phương pháp tháo dỡ công trình độc đáo mang tên Tecorep, chuyên dùng cho các tòa nhà chọc trời cao trên 100m. Thay vì đục phá từ trên xuống như truyền thống, Tecorep sử dụng hệ thống cần cẩu và máy móc đặt ngay bên trong tòa nhà để “bẻ từng tầng” từ dưới lên với sự hỗ trợ của giàn giáo và tấm chắn cách âm, chống bụi bên ngoài.
Cụ thể, đội ngũ kỹ thuật sẽ lắp đặt khung giàn giáo và màng cách ly xung quanh tòa nhà, đồng thời đặt các tấm lọc bụi trên đỉnh công trình. Tiếp theo, hệ thống thiết bị đặc chủng được đưa lên tầng cao nhất để nghiền nát trần, tường, sàn. Các mảnh vỡ sẽ rơi xuống tầng ngay bên dưới và được vận chuyển đi bằng thang máy. Dần dần, các tầng sẽ biến mất từ trên xuống dưới nhưng phần khung chính vẫn được giữ lại nhờ những thanh chống tạm thời.
Ưu điểm:
- Tính an toàn cao và tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh rất thấp như: giảm 17-23 decibel tiếng ồn, hạn chế tới 90% lượng khói bụi phát tán và gần như triệt tiêu rung lắc.
- Lượng phế liệu phát sinh cũng được tối ưu và dễ dàng tái chế.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn do sự tham gia của nhiều thiết bị hiện đại, đắt tiền.
- Đội ngũ kỹ sư và công nhân cũng cần có trình độ chuyên môn cao mới đáp ứng được yêu cầu thi công.
- So với phương pháp truyền thống, Tecorep mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
Công nghệ tháo phá dỡ công trình bằng thuốc nổ
Ở một số nước phát triển, thuốc nổ công nghiệp được sử dụng để đánh sập nhanh chóng những tòa nhà chọc trời hay công trình cỡ lớn. Vị trí đặt các khối thuốc nổ được tính toán kỹ lưỡng sao cho công trình sẽ đổ sụp theo đúng hướng trong tích tắc, tránh hư hại lan sang các khu vực khác. Ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc nổ trong phá dỡ công trình bị hạn chế do các quy định pháp luật nghiêm ngặt.
Ưu điểm:
- Phá dỡ nhanh chóng, chi phí phải chăng.
- Phù hợp với công trình lớn, phức tạp, khu vực xa dân cư.
Nhược điểm:
- Nguy hiểm cao, đòi hỏi chuyên gia có kinh nghiệm.
- Gây tiếng ồn, khói bụi và rung động lớn.
- Khó kiểm soát tác động đến môi trường xung quanh.
Công nghệ phá dỡ bằng robot
Đây là công nghệ mới, sử dụng robot điều khiển từ xa để thực hiện các thao tác phá dỡ. Robot được trang bị các công cụ như búa, kìm thủy lực, máy cắt,… di chuyển đến các khu vực và tiến hành tháo dỡ.
Ưu điểm:
- An toàn cao cho người lao động.
- Kiểm soát chính xác quá trình phá dỡ, có thể làm việc trong môi trường nguy hiểm.
- Giảm thiểu tác động các vấn đề khói bui, ồn ào đến môi trường xung quanh.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư rất cao.
- Đòi hỏi kỹ thuật vận hành phức tạp nên cần người am hiểu chuyên môn.
- Chưa phổ biến rộng rãi.
Nên sử dụng công nghệ nào cho từng loại công trình?
Đối với nhà ở:
- Kết hợp phương pháp thủ công và sử dụng máy móc cơ giới nhỏ.
- Giai đoạn đầu có thể tháo dỡ thủ công các vật dụng, cửa, khung cửa, hệ thống điện nước…
- Giai đoạn sau sử dụng máy đào nhỏ, búa thủy lực để phá dỡ kết cấu chính
- Phù hợp với quy mô nhỏ, chi phí hợp lý, có thể tận dụng được vật liệu, ít gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
Đối với chung cư:
- Việc tháo dỡ chung cư rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, nên kết hợp đồng thời nhiều công nghệ như thủ công với công nghệ máy móc cơ giới hạng nặng.
- Sử dụng máy đào gầu, máy ủi để phá dỡ kết cấu chính, búa thủy lực để cắt, bẻ gãy các cấu kiện thép và xe nâng, cần cẩu để di chuyển thiết bị, vật liệu,…
- Khi tháo dỡ, nên che chắn và phun nước để hạn chế bụi, gắn biển báo.
- Phù hợp với diện tích lớn, kết cấu phức tạp của nhà xưởng đảm bảo tốc độ phá dỡ nhanh, an toàn cho người lao động.
Đối với nhà cao tầng:
- Với nhà cao tầng, cũng cần kết hợp nhiều phương pháp như thủ công và các loại phương tiện cơ giới. Có thể sử dụng Robot phá dỡ (nếu có) để xử lý các khu vực nguy hiểm. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể xem xét sử dụng phương pháp nổ phá có kiểm soát.
- Các phương pháp kết hợp phù hợp với độ cao và độ phức tạp của công trình. Đặc biệt, đảm bảo an toàn tối đa, kiểm soát chặt chẽ quá trình phá dỡ hiệu quả, hoàn thành đúng tiến độ và giảm thiểu tác động đến khu vực xung quanh.
Như vậy, tùy vào đặc điểm và điều kiện thực tế của từng công trình, chúng ta sẽ có sự lựa chọn công nghệ tháo dỡ thích hợp nhất. Việc phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp sẽ đem lại hiệu quả tổng thể cao nhất.